Quy định mới cho taxi công nghệ và xe chở khách cần lưu ý

taxi-1-dinhvisaigon

Các quy định mới về taxi công nghệ và xe vận tải hành khách

Kinh doanh vận tải là gì? Xe taxi công nghệ phải dùng mào hay dán tem/phù hiệu trên kính?
Nghị định 10/2020 đã thay thế cho Nghị định số 86/2014, quy định về kinh doanh vận tải và các điều kiện để được kinh doanh vận tải bằng ô tô có hiệu lực từ 1/4/2020 có nhiều điểm mới và rõ ràng hơn. Dưới đây là những điểm mới cần lưu ý:

Kinh doanh vận tải là gì?

Trước đây, doanh nghiệp được xác định là kinh doanh vận tải thì phải cung cấp lộ trình, phạm vi hoạt động, ứng dụng, giải pháp công nghệ, thông tin tài xế, xe… Vì vậy các công ty hay đơn vị chỉ cung cấp các giải pháp công nghệ cho ô tô thì không đủ điều kiện để đăng ký dịch vụ – kinh doanh vận tải. Giải pháp cũ là một đơn vị hợp tác xã vận tải sẽ đứng ra mua, thuê lại ứng dụng này và cấp hợp đồng cho tài xế và sử dụng ứng dụng như giải pháp thay thế. Ví dụ Grap, Gojeck sẽ không có quyền kinh doanh vận tải, mà phải cho một hợp tác xã thuê lại ứng dụng của mình rồi hợp tác xã sẽ khai thác từ tài xế.

Trong nghị định mới đã phân định rõ ràng giữa khái niệm đơn vị kinh doanh vận tải và đơn vị chỉ cung cấp phần mềm, ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải.

Cụ thể thì các đơn vị như Grap, đã có giải pháp công nghệ, cung cấp phần mềm nếu thực hiện các công đoạn như trực tiếp điều hành, quyết định giá cước vận tải thì sẽ phải đăng ký kinh doanh vận tải và hoạt động theo những quy định về điều kiện KDVT. Chịu trách nhiệm trước pháp luật với tư cách là đơn vị KDVT. Như vậy các bên phân phối giải pháp taxi công nghệ sẽ dễ dàng hơn trong việc đăng ký KDVT mà không nhất định phải có xe.

Theo nghị định mới, tài xế được quyền lực chọn gắn mào hay dùng tem phản quang. Nếu dùng tem, xe phải được dán cố định cụm từ “xe taxi” trên kính phía trước và kính phía sau xe. Nếu dùng hộp đèn có chữ “taxi” trên nóc thì không phải dùng tem. Tài xế và đơn vị kinh doanh xe công nghệ được phép hoạt động trên phạm vi cả nước thay vì giới hạn tại năm tỉnh thành như trước đây.

Hạn chế việc khách hàng bị “chặt chém” và mất an toàn khi sử dụng xe dịch vụ. Theo quy định mới của Nghị định 10 thì đến ngày 1/1/2022, đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng thực hiện cung cấp đầy đủ các nội dung tối thiểu của hợp đồng vận chuyển qua phần mềm đồng thời cung cấp rõ chặng đi và đến kết hợp với việc quản lý qua giám sát hành trình. Cùng với đó các đơn vị khai thác dịch vụ công nghệ qua điện tử phải cung cấp đầy đủ hóa đơn điện tử cho khách hàng, hợp đồng chặng đi trong trường hợp thuê xe.

Với quy định này, “xe dù” sẽ khó khăn hơn để cung cấp giấy tờ, nếu không liên kết với đơn vị cung cấp ứng dụng hoặc giải pháp công nghệ. Điều này giúp cả tài xế và khách hàng minh bạch hơn và đảm bảo lợi ích cho cả hai bên người cung cấp và bên sử dụng dịch vụ, tránh được thực trạng chèn ép tăng giá bất thường hoặc nghiêm trọng hơn là mất an ninh bến bãi. Nâng cao ý thức tài xế trong quá trình vận chuyển hành khách.

Cũng theo quy định mới, 1/7/2021 xe ôtô kinh doanh vận tải hành khách có sức chứa từ 9 chỗ (kể cả người lái xe) trở lên phải có camera ghi, lưu trữ hình ảnh trên xe (bao gồm cả lái xe và cửa lên xuống của xe) trong quá trình xe tham gia giao thông.

Việc lắp đặt camera theo dõi, giám sát, phát hiện, ghi nhận các hành vi vi phạm quy định pháp luật của người lái xe trong quá trình điều khiển phương tiện tham gia giao thông (ví dụ: ngủ gật hoặc mất tập trung khi lái xe, sử dụng điện thoại khi lái xe, chở quá số người quy định, có hành vi cư xử thiếu văn hóa với hành khách, lái xe quá thời gian quy định, các tình huống bất thường khác). Đồng thời giúp đơn vị kinh doanh vận tải kịp thời nhắc nhở, cảnh báo, ngăn ngừa lái xe vi phạm, giúp cơ quan chức năng có căn cứ để xử lý các hành vi vi phạm của người lái xe và đơn vị kinh doanh vận tải.

Xem thêm quy định gắn camera hợp chuẩn…

028.2200.4499